Theo nghị định của chính phủ thì từ năm 2018 tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân,.. bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu rõ về loại hóa đơn này. Chính vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về hóa đơn điện tử nhé!
Có được sử dụng hóa đơn điện tử cùng lúc với hóa đơn giấy không?
Trước ngày 31/10/2020 các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân,.. được phép sử dụng song song hai loại hóa đơn là hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng song song cả hai loại hóa đơn này cho đến khi chuyển sang HĐĐT theo quy định.

Hóa đơn điện tử có kèm bảng kê không?
Theo quy định của chính phủ thì hóa đơn điện tử không được lập kèm bảng kê.

Nếu HĐĐT đã lập nhưng có sai sót mà chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào?
Nếu như gặp phải trường hợp trên thì người bán cần phải:
- Hủy HĐĐT đã lập có sai sót.
- Lập HĐĐT mới và gửi lại cho người mua.
- HĐĐT sai sót mặc dù đã hủy nhưng cũng vẫn phải lưu trữ lại để phục vụ cho việc tra cứu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cần bổ sung thêm.

Lập HĐĐT mà khách hàng không lấy thì có thể xuất vào ngày hôm sau được không?
Theo quy định của chính phủ và chi cục Thuế thì hoàn toàn không được. Nếu như người mua không lấy hóa đơn nhưng cuối ngày doanh nghiệp cũng vẫn phải lập chung một hóa đơn bao gồm tổng doanh thu của tất cả những người mua hàng không lấy hóa đơn trong ngày. Trường hợp nếu khách hàng không lấy hóa đơn phải lập chung một bảng báo cáo.
Có được lập văn bản thỏa thuận sai sót dưới dạng bản giấy?
Nếu như người mua hàng không có chữ ký số thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân được phép lập văn bản thỏa thuận bằng giấy.

Trên đây là những câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thường thắc mắc. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết được các áp dụng hóa đơn điện tử như thế nào đúng theo quy định của chính phủ, để đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.
Leave a Reply